Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Du Lich Da Nang 2020 – Du Lịch Đà Nẵng

Cầu Nguyễn Văn Trỗi là cây cầu lâu đời nhất trên dòng Sông Hàn Đà Nẵng. Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công. Cầu Nguyễn Văn Trỗi được hoàn thành vào năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. 

Sau ngày giải phóng Cầu được lấy tên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi là để tưởng nhớ người thực hiện cuộc đánh bom nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.

Mặt cầu Nguyễn Văn Trỗi trước năm 2016

Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500m, khổ cầu 10,5m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện, cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ và phát triển du lịch

Cầu Nguyễn Văn Trỗi được chụp vào năm 2016

Giữ nét quê mùa

Giờ đây sông Hàn đã trở thành một dòng sông của những cây cầu hiện đại với cầu quay sông Hàn, cầu Thuận Phước (cầu dây văng), cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng và cầu Tuyên Sơn… Và đó là lý do vì sao nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng nói không cần làm đẹp gì cả, cứ giữ lại “nàng Lọ Lem” quê mùa của sông Hàn như vốn dĩ ký ức của người Đà Nẵng. 

Cầu Nguyễn Văn Trỗi nhìn từ bên hong

Ông Hạng chính là người được Đà Nẵng mời tạo dáng kiến trúc cho cầu Rồng – cây cầu sẽ góp phần thay thế vị thế về giao thông cho cầu Nguyễn Văn Trỗi. Và hơn một năm trước, ông là một trong những người đầu tiên trong giới nghệ sĩ ở Đà Nẵng đề xuất với thành phố giữ lại cầu Nguyễn Văn Trỗi. Ông Hạng quả quyết: “Quyết định giữ lại cây cầu là của chính quyền, còn việc để cây cầu mãi sống trong lòng Đà Nẵng hãy dành cho nghệ sĩ chúng tôi”.

Nhiều bạn trẻ thích chụp ảnh nghệ thuật tại cầu Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng

Một trong những ý tưởng đã phác thảo ấy của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng là biến cầu Nguyễn Văn Trỗi thành điểm đi bộ, một không gian sống của nghệ thuật mà tất cả người Đà Nẵng đều có thể tham gia. Và một cây cầu dài thành nơi đi bộ thì nhất định phải có ghế để khách nghỉ chân, có dù che nắng. Mặt cầu sẽ trở thành nơi cho trẻ em vẽ tranh, phía dưới cầu có thể thiết kế thành bảo tàng về đời sống người xứ Quảng với sản vật, đồ thủ công được bày bán, là nơi hò khoan đối đáp dân ca, bài chòi, hay trở thành chợ hoa những ngày giáp tết.

Biến cầu Nguyễn Văn Trỗi thành phố đi bộ, ông Hạng nói sẽ giúp “nàng Lọ Lem” sông Hàn giữ được nét đáng yêu, quê mùa như ký ức người Đà Nẵng mà vẫn đi cùng sự vận động không ngừng của thành phố, góp phần tô điểm đô thị. Và nhờ vậy từ một cây cầu vốn sinh ra để phục vụ chiến tranh, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ trở thành điểm nhấn của nhịp sống thanh bình của Đà Nẵng.

Sau một thời gian dài cải tạo và nâng cấp, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã lộ một nét đẹp mới thu hút rất nhiều bạn trẻ đến dạo bộ, hóng gió, giao lưu bạn bè và chụp ảnh lưu niệm

Nhiều bạn trẻ thích đến đây hóng gió và chụp hình ảnh chụp 2016

Các khách sạn gần Cầu Nguyễn Văn Trỗi

Video về cầu Nguyễn Văn Trỗi, mời các bạn xem